Chả mực hấp là một trong những món ăn ngon chế biến từ mực mà chắc chắn bạn sẽ yêu thích ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Cách chế biến chả mực hấp đơn giản, dễ làm nhưng lại hơi tốn thời gian. Hương vị hấp dẫn bất ngờ sẽ khiến bạn thỏa mãn. Tham khảo món chả mực hấp mà chả mực Bá Kiến sẽ giới thiệu ngay trong dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên liệu làm món chả mực hấp
- Mực tươi: 700 gram. Có thể dùng mực ống hoặc mực lá đều được. Món chả mực có ngon và chất lượng hay không một phần phụ thuộc vào bạn có chọn được những con mực tươi ngon hay không. Chọn mực tươi rất dễ dàng, chỉ cần bạn chú ý một chút là được.
- Thịt heo: 100 gram. Chọn phần thịt có lẫn một chút mỡ để món chả mực không bị khô và béo ngậy, ngon hơn.
- Hành khô, tỏi.
- Ớt sừng.
- Hành lá, rau mùi.
- Chanh.
- Gia vị cần thiết: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn…
Tham khảo:
Cách chọn mực tươi ngon:
- Mực tươi ngon thì lớp màng ngoài phía trên bụng có màu nâu sẫm, tươi chứ không bị nhợt nhạt. Còn những con mực có màu trắng thì lớp màng đó phải trắng trong, không bị đục màu. Cảm quan là con mực da căng bóng, ướt chứ không có dịch nhớt.
- Mực tươi thì phần thân sẽ có độ săn chắc và đàn hồi. Khi nhấn tay lõm vào thân bỏ ra thì lập tức trở lại căng bóng như ban đầu. Những con mực không tươi thì không được như vậy, ấn tay vào phải mất một lúc lâu hoặc không trở lại như ban đầu được, thịt mềm, nhão.
- Quan sát mắt mực cũng là một trong những phương pháp hay. Mắt mực trong chứng tỏ mực đó còn tươi. Nếu ngả đục rồi thì không nên mua vì mực sẽ không ngon.
- Lật phần râu của con mực sẽ thấy những xúc tu đen, tròn bám chắc vào râu, không bị thiếu đó là mực tươi. Còn ngược lại, xúc tu thiếu thì mực không ngon. Những con mực tươi râu chắc, dính chặt vào thân, còn mực để lâu xúc tu mềm, rã và dính không chắc với thân.
Sơ chế nguyên liệu làm chả mực hấp
Sơ chế mực:
- Rửa sạch mực dưới vòi nước sạch. Giữ chắc phần đầu và râu mực kéo ra khỏi thân của nó. Nếu bạn khéo léo và chắc tay, kéo dứt khoát thì có thể kéo ra cả phần ruột và túi mực bên trong. Phải kéo làm sao cho túi mực không bị rách, khi mực chay ra thịt sẽ bị đen và đắng.
- Nếu túi mực vỡ phải xả liên tục dưới vòi nước để nhanh chóng làm sạch và không ngấm vào thịt.
- Tiếp tục kéo phần xương sống là một bản to màu trắng trong, cứng hơn các phần khác, rất dễ nhận ra. Dùng dao rạch một đường trên thân mực, cạo sạch phần nội tạng bên trong. Nhẹ nhàng khứa một đường ở lưng con mực, lột đi lớp da bên ngoài.
- Rửa lại với nước rồi thái miếng nhỏ để khi quyết mực dễ dàng hơn. Đối với phần đầu thì cắt rời ruột ra khỏi đầu đem bỏ đi. Lột da và bỏ di mắt mực.
- Thái thật nhỏ phần đầu và râu để riêng.
Thịt heo: Rửa sạch thịt heo, thái miếng nhỏ rồi dùng máy xay làm nhuyễn thịt.
Hành khô, tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
Hành lá, rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Ớt thái nhỏ.
Chanh vắt 1/2 quả lấy nước cốt.
Tiến hành làm chả mực hấp
Bước 1: Gia giảm gia vị món chả mực hấp
- Cho tất cả các nguyên liệu đã được sơ chế gồm mực thái nhỏ, thịt heo, hành khô, tỏi, hành lá, rau mùi, nước cốt chanh và các gia vị muối, nước mắm, đường, hạt tiêu, ớt, bột ngọt, hạt nêm,…vào trộn đều.
- Gia vị cho tùy theo khẩu vị của gia đình bạn.
- Nếu nhà có trẻ nhỏ, nên giảm bớt ớt tươi. Ướp trong 20-25 phút.
Bước 2: Giã tay hoặc xay các nguyên liệu
Có hai cách để quyết mực gồm cách thủ công hoặc sử dụng máy xay. Theo như những ngư dân vùng biển chia sẻ thì quyết mực bằng phương pháp thủ công thì món chả mực sẽ ngon và chuẩn vị hơn rất nhiều.
- Cách 1: Sử dụng cối giã mực.Cho tất cả những nguyên liệu đã được ngấm gia vị đậm đà vào cối. Dùng chày giã cho tới khi làm nhuyễn, quyện đều chúng vào nhau. Khi thấy được độ mịn nhất định là được.Đây cách cách tạo ra chả mực đúng chuẩn nhất.
- Cách 2: Dùng máy xay. Cho hỗn hợp đã ướp vào trong ngăn đá tủ lạnh 3 tiếng rồi cho ra. Chia thành những phần nhỏ cho vào máy xay. Không nên cho nhiều quá dễ khiến máy bị hỏng. Xay nhuyễn rồi đem đổ ra tô lớn. Dùng tay quyết đều lên là được.
Bước 3: Nặn chả mực
- Sau khi quyết xong chả ta cho vào ngăn đá 1- 2 tiếng rồi đem ra nặn miếng chả mực.
- Dùng găng tay sạch dùng trong nấu ăn. Phết một lớp dầu ăn vào lòng găng tay để khi nặn không bị dính. Lấy từng chút chả một nặn thành những viên tròn kích thước vừa phải sau đó ép dẹt lại thành hình những chiếc bánh chả.
Bước 4: Chả mực hấp
- Đổ nước vào nồi. Xếp những miếng bánh chả lên vỉ hấp. Lưu ý chỉ xếp một lớp và bánh chả phải cách nhau, không xếp dính vào nhau.
- Mở lửa cho nước sôi thì cho nhỏ.
- Hấp trong khoảng 15-20 phút là được.
- Chả mực sau khi hấp chín được để nguội tự nhiên.
Chúng ta đã hoàn thành công việc chế biến chả mực hấp. Việc tiếp theo là sử dụng chả mực hấp để làm nhiều món ăn ngon hơn như chả mực sốt cà chua, chả mực chiên, chả mực nướng, bún chả mực… Phần còn dư lại chưa sử dụng đến bạn đem đi bảo quản để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được chất lượng chả lâu hơn.
Bảo quản chả mực hấp đúng cách
Chế biến chả mực thường rất tốn thời gian, có khi bạn phải dành ra cả một ngày. Vì vậy mọi người thường làm với số lượng nhiều để dùng được trong thời gian dài cũng như đem đi biếu tặng. Bảo quản chả mực sau khi chế biến là công đoạn rất quan trọng. Bạn nên tuân thủ những bước cơ bản sau:
- Chả mực phải được để nguội hoàn toàn.
- Nếu sử dụng trong thời gian gần thì hãy bọc thật kín chả để vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy sẽ giữ được trong khoảng 7-10 ngày.
- Cho vào ngăn đông lạnh, hạn sử dụng lên tới 60 ngày khi bạn cho nhiệt độ lạnh tối đa.
- Khi muốn sử dụng tiếp, chỉ cần đem rã đông là có thể dễ dàng chế biến.
- Không nên để chả mực quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn này.
Dành ra một buổi để làm món chả mực hấp thơm ngon, bổ dưỡng chắc chắn sẽ làm các thành viên trong gia đình bạn thích mê. Chúc chị em nội trợ trổ tài thành công với món ngon hấp dẫn dành tặng những người thân yêu!